MỞ ĐẦU
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của nước ta đang diễn ra một cách nhanh chóng, việc chuyển
đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp là cần thiết, nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới. Tuy nhiên,
việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp cần gắn liền với việc phải đảm bảo mức
sống và chất lượng cuộc sống của người nông dân, đồng thời phải tránh được hiện
tượng suy giảm nguồn đất nông nghiệp một cách nghiêm trọng.
NỘI DUNG
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Nước ta có truyền thống lúa nước lâu đời, trải qua
hàng nghìn năm lịch sử, đất nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng, luôn được
nhà nước quan tâm trú trọng. Những quan hệ pháp luật đất đai về nông nghiệp đã
được manh nha từ các triều đại phong
kiến qua đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Điều này cho thấy quan hệ pháp
luật về đất đai đã xuất hiện từ rât lâu. Cho đến khi Luật đất đai đầu tiên ra
đời năm 1987, nhà nước luôn trú trọng và phát triển những quy phạm pháp luật
liên quan đến đất nông nghiệp. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật đất đai
2013 về cơ bản đã quy định rõ ràng về các loại đất nông nghiệp, cũng như các
vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp.
Khoản 1,
Luật Đất Đai 2013, đã quy định chi tiết, cụ thể về các loại đất nông nghiệp, là cơ sở để xác
định các loại hình đất nông nghiệp nào được chuyển đổi, có thể chuyển đổi và
không thể chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp trong thực tiễn, hạn chế được
việc lợi dụng lỗ hổng của pháp luật đất đai để nhận định sai về đất nông nghiệp
như các bộ luật trước nhằm mục đích chuộc lợi. Đồng thời, đây là điều kiện để
xác định các nguyên tắc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp ở các điều khoản sau của bộ
luật, là điều kiện tham chiếu của nhiều nghị định, thông tư pháp luật liên
quan.
Nhà Nước đã thể chế hóa trong các
điều luật tiếp theo được quy định trong Luật Đất Đai 2013, đó chính là 5 nguyên
tắc bảo vệ đất đai, đồng thời có liên hệ chặt chẽ với các thông tư, nghị định
có liên quan. Các nguyên tắc được thể chế hóa như sau:
Thứ nhất, tạo điều kiện cho các chủ thể
sử dụng đất nông nghiệp có điều kiện tốt nhất để yên tâm canh tác bằng việc
giảm chi phí cho diện tích đất sử dụng bằng việc không thu tiền sử dụng đất (Theo điều Điều 54 Luật Đất Đai 2013), điều
này giúp nông dân gắn bó hơn với đất canh tác; hạn chế việc giao bán đất,
chuyển đổi sang các hình thức sử dụng đất khác. Theo Khoản 1 điều này, đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp được nhà nước giao đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức thì không
phải nộp tiền sử dụng đất. Sự quan tâm của nhà nước trong việc khuyến khích
người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiêp vào sản xuất, giúp tiết kiệm các
khoản chi phí để nông dân đầu tư thêm vào mảnh đất của mình. Tùy từng đặc điểm
địa lý và điều kiện tự nhiên của từng khu vực, thể hiện đặc trưng nông nghiệp
của khu vực đó; việc quy định hạn mức sử dụng (theo điều 129 Luật Đất Đai 2013) sẽ thúc đẩy những khu vực nông
nghiệp đặc trưng (nhiều hộ dân cùng nhau canh tác một loại hình nông nghiệp, ví
dụ: khu vực trồng nhãn lồng ở Hưng Yên, ruộng bậc thang ở Tây Bắc, khu vực nuôi
hà ở Quảng Ninh, cánh đồng muối ở Phan Thiết…); đồng thời tạo cơ chế bình đẳng
trong việc thu phí sử dụng đất giữa các hộ sản xuất nông nghiệp với nhau. Khoản 2 điều 54 đã tạo điều kiện cho Người
sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự
nhiên yên tâm canh tác, bảo vệ tài sản quan trọng của quốc gia. Khoản 4 điều 54 thể hiện việc tôn trọng
quyền canh tác của cộng đồng tôn giáo trong khu vực đất cơ sở tôn giáo bằng
việc miễn chi phí canh tác đất nông nghiệp trên khu vực của họ. Giúp đồng bào
tôn giáo yên tâm canh tác, phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
Thứ hai, giới hạn quyền chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp chỉ Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ; Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh là những cơ quan có quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất (theo khoản 1 điều 58 Luật Đất Đai 2013).
Việc quy định như vậy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc
chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác. Luật đất đai khẳng
định nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, nhấn mạnh
việc hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác. Đất nông
nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng không được chuyển qua sử dụng với mục đích
khác theo quy định tại điểm b khoản 3 điều
131 Luật Đất đai 2013. Đất trồng lúa theo quy định tại điều 134 hạn chế chuyển sang sử dụng với mục đích phi nông nghiệp.
Thứ ba, pháp luật có những quy định hỗ trợ chi
phí cho nông dân, trong trường hợp đất nông nghiệp thu hồi
vì mục đích quốc
phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích cộng đồng thì được bồi
thường chi phí đầu tư (khoản c, đ điều
76; điều 77 Luật Đất Đai năm 2013), chính sách hỗ trợ của nhà nước khi thu
hồi đất (điểm b khoản 2 điều 83 Luật Đất
Đai 2013). Việc hỗ trợ này giúp người dân ổn định cuộc sống khi không có
công cụ canh tác, đồng thời việc quy định này giúp nông dân yên tâm hơn trong
việc canh tác đất nông nghiệp hiện tại, nếu có bất kì sự kiện pháp lý nào mà
nhà nước phải thu hồi đất theo quy định tại các điều trên thì không phải lo
phải chịu tổn thất chi phí đầu tư sản xuất và hạn chế những giao dịch chuyển
đổi mục đích sử dụng đất không cần thiết.
Thứ tư, không được tùy tiện mở rộng khu dân
cư trên đất nông nghiệp, hạn chế việc lập mới trên đất trồng lúa (Khoản 4 điều 143 Luật Đất đai 2013).
Chỗ ở cho người dân nông thôn cần phải tận dụng khu dân cư sẵn có, hạn chế mở
rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp. Thông thường, người dân thường trồng lúa
cách xa khu vực sinh sống, chính vì vậy, quy định này giúp hạn chế, việc xây
dựng nhà ở trên những cánh đồng tập trung. Đồng thời, hạn chế được việc quy
hoạch đất trồng lúa để xây dựng các khu dự án dân cư cao tầng. Hơn nữa, Khoản 1 điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy
định phí thu tiền sử dụng đất cao đối với các tổ chức khi chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp để hạn chế những dự án chuyển đổi đất
không phù hợp.
Cuối cùng, là Nhà nước thực hiện chính
sách khuyến khích và tạo điêu kiện cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai
hoang, phục hóa, lấn biển,... để mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Nội dung
này được quy định tại khoản 2 điều 9 Luật
Đất Đai 2013 như sau: “Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng
đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và thành tựu khoa học công nghệ vào các
việc sau đây: Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống đồi núi
trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo đúng quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất”.
Quyền lợi người đi khai hoang đã được
quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành như theo Điều 97 Nghị Định 181 /2004/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
2003 và sau đó khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì quyền lợi của
người đi khai hoang được kế thừa và quy định chặt chẽ hơn tại Điều 22 Nghị Định 43/2014/ NĐ-CP hướng
dẫn thi hành luật Đất đai 2013. Thông qua những quy định này cho thấy nhà nước
rất quan tâm, khuyến khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp là giải pháp thiết
thực, phù hợp tình hình hiện nay. Trong những năm qua nhà nước hỗ trợ tạo điều
kiện khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho một số địa phương như Điện
Biên, Hà Giang…Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp giúp bù đắp những tổn
thất cho những phần diện tích nông nghiệp mà Nhà Nước buộc phải sử dụng để xây
dựng các dự án nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở
các khu đô thị.
II.
NHỮNG NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUỸ ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HIỆN NAY
1. Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (dựa trên Nghị định số 64/1993/CP, Điều
54 Luật Đất Đai 2013)
Nhà Nước không thu tiền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức nhất định kết hợp với chính sách giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã gắn bó
người nông dân với đất đai. Nông dân có thể chuyển đổi những chi phí được miễn
sử dụng đất cho việc áp dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào trong
canh tác, điển hình hiện nay nhiều hợp tác xã nông nghiệp, nhiều công ty đã áp
dụng những công nghệ tự động hóa vào trong trồng trọt, chăn nuôi, đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn so với canh tác truyền thống.
Tuy nhiên, chính sách giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vẫn tồn tại nhiều hạn
chế, khiến cho quy định không thu tiền sử dụng đất chưa được áp dụng đến tất cả
các hộ dân. Chính sách cũng tạo nên nhiều bất cập trong quá trình sử dụng đất.
Dưới đây là một vài điểm hạn chế của chính sách này:
Thứ nhất, chính sách này chỉ đảm bảo
nguyên tắc công bằng, đảm bảo cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất sản xuất tại thời điểm giao đất. Đối với những đối
tượng sinh ra sau thời điểm giao đất sẽ không được giao đất do không còn đất
nông nghiệp để giao. Hơn nữa chính sách giao đất này đưa đến tình trạng đất đai
không được điều chỉnh theo biến động nhân khẩu trong quá trình sử dụng đất; bởi
lẽ, trong quá trình sử dụng đất có hộ gia đình có thành viên chết hoặc chuyển
đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang làm trong khu vực nhà nước, làm
trong các doanh nghiệp v.v.. nhưng không bị rút bớt diện tích đất nông nghiệp.
Các hộ này SDĐNN không hết nên đem cho mượn, cho thuê lại… Ngược lại, một số hộ
gia đình tăng thêm nhân khẩu do sinh đẻ hoặc con cái lập gia đình… trở nên
thiếu đất sản xuất vì địa phương không còn đất nông nghiệp để giao tiếp. Thực
trạng này tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp trong cộng đồng người dân ở khu vực nông
thôn.
Thứ hai, sự phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, làm cho nông dân ở nhiều địa phương không mặn mà với việc canh
tác trên đất nông nghiệp của mình, mà đổ xô vào làm ở các khu công nghiệp, khu
chế xuất, dẫn đến việc bỏ hoang đất nông nghiệp ở nhiều địa phương. Hay việc
tập trung các nhà máy, khu chế biến, khu khai thác khoang sản… gây tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng đất trồng của nông dân, khiến cho đất
không thể canh tác được. Điển hình của hai vấn đề trên là tình trạng nông dân
tỉnh Hà Nam bỏ ruộng (tính đến T9/2019)
hay vụ việc ảnh hưởng của khai thác mỏ đá ở Hòa
Vang (TP. Đà Nẵng) làm ảnh hưởng đến 50ha
đất nông nghiệp không sản xuất được (tính
đến T7/2019). Bỏ hoang đất làm cho tình hình phát triển nông nghiệp của địa
phương đó giảm sút, kinh tế nông nghiệp của vùng đó bị ảnh hưởng, việc tự cung,
tự cấp lương thực, nông, thủy, hải sản… phải thay thế bằng việc thu mua từ
những tỉnh khác, dần mất đi thế mạnh vốn có của vùng.
Thứ ba, khó khăn trong việc bảo vệ, ngăn chặn
những hành vi chuộc lợi từ tài nguyên rừng. Việc giao cho người dân sử dụng đất
rừng trong thời gian dài mà không thu tiền sử dụng đất và giang buộc trách
nhiệm pháp lý, sẽ dẫn đến việc nhiều hộ dân khai thác gỗ trái phép, núp bóng
việc trồng rừng, bảo vệ rừng, cũng như khai thác động, thực vật trong rừng mà
không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tiêu biểu là vụ việc Lâm Đồng thu hồi gần 200 dự án liên quan đến rừng và đất
lâm nghiệp có sự vi phạm.
2. Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử
dụng đất cấp tỉnh
Như đã đề cập ở nguyên tắc thứ hai
phần I, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định chuyển mục đích
sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng
lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Việc quy định cơ quan
cao nhất ở địa phương mới có thẩm quyền phê duyệt quyết định này là phù hợp,
giúp rút ngắn thủ tục hơn so với việc đưa lên trình Chính Phủ, hơn nữa, việc
kiểm soát đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích ở địa phương không cần quá khắt
khe do tài nguyên đất nông nghiệp còn nhiều.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều sai phạm
trong việc đưa ra quyết định phê duyệt những dự án chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp chưa phù hợp. Điển hình là vụ việc "Chuyển đất lúa thành dự án nhà, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam bị
kiện" vào tháng 6/2018. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đưa ra
quyết định số 44/QĐ-UBND ký phê duyệt dự án kể trên khi HĐND tỉnh Hà Nam chưa
ban hành Nghị quyết. Vụ việc này đã khiến 17 hộ dân không đồng tinh và khởi
kiện ra Tòa. Cho dù quyết định trên có đúng hay không thì việc nhân dân không
đồng tinh và khởi kiện ra Tòa cho thấy việc chỉ đạo, điều hành trong việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất của tỉnh Hà Nam, cũng như một vài tỉnh khác là
chưa phù hợp, không đúng với trình tự thủ tục của pháp luật. Gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của những người nông dân, điển hình là sự chênh lệch
giá trên chính mảnh đất nông nghiệp của họ, khi nó trở thành dự án “nhà ở”.
Hay như trong vụ việc công ty Alibaba bán đất 'ma', trách
nhiệm của chính quyền địa phương như thế nào, khi để việc chào bán BĐS diễn ra
công khai, rầm rộ trong suốt một thời gian dài mà không bị phát hiện. Bên cạnh
đó, thị trường BĐS ở nhiều địa phương còn diễn ra nhiều hiện tượng “đội giá”,
làm cho thị trường giao dịch BĐS ở địa phương đó lên xuống bất thường, tạo nên
hiện tượng “sốt đất” làm cho người dân khó khăn trong việc giao dịch, mua bán
quyền sử dụng đất.
Phải chăng không phải do công tác
quản lí, quy hoạch lỏng lẻo, mà do một nguyên nhân nào đó, trong nội bộ địa
phương đó, từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở
nhiều địa phương. Nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ và phát triển quỹ
đất, có phần làm sai lệch những quy định của pháp luật đất đai.
KẾT LUẬN
Mặc dù, pháp luật đã có những quy
định khá cụ thể vể việc bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xong việc thực thi pháp luật hiện nay
vẫn có nhiều lỗ hổng, đặc biệt là trong công tác quản lí, quy hoạch sử dụng
đất, làm cho quyền và lợi ích chính đáng của người nông dân chưa được đảm bảo.
Sức hút, sự ảnh hưởng của các khu công nghiệp, các dự án đầu tư sẽ là một trong
những thách thức lớn trong tương lai, để giữ được phần diện tích đất nông
nghiệp không bị giảm sút một cách nghiêm trọng bởi các dự án chuyển đổi đất
không phù hợp đang diễn ra ngày một nhiều. Việc bảo vệ và phát triển quỹ đất
nông nghiệp cần được nhà nước đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo nền nông nghiệp của
nước ta được phát triển bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất Đai 2013
2. Nghị định
45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
3. Nghị Định 181 /2004/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai 2003
4. Nghị Định 43/2014/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Đất
đai 2013
5. Nghị định 64-CP
năm 1993 về việc giao đất nông nghiệp cho cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài
6. ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HIỆN NAY - Nguyễn Quang Tuyến*& Bùi Thế Hùng
7. Một số bài báo có liên quan:
https://www.msn.com/vi-vn/news/newsother/vụ-kiện-chủ-tịch-hà-nam-quyết-định-vi-phạm-vẫn-không-ảnh-hưởng/ar-AAH3OiR
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/vu-cong-ty-alibaba-ban-dat-ma-can-xet-trach-nhiem-lanh-dao-dia-phuong-569862.html
0 Comments